TƯ VẤN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON

Câu hỏi của khách hàng:

Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về vấn đề sau: Tôi và chồng tôi kết hôn vào năm 2012 có đăng ký kết hôn. Chúng tôi đã có một con chung 4 tuổi. Gần đây đời sống vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất hòa làm không khí gia đình rất ngột ngạt. Tôi đang có ý định nộp đơn ra Tòa án xin ly hôn. Tôi muốn giành quyền nuôi con nhưng điều kiện kinh tế không bằng chồng (tôi là công nhân lương được 4 triệu/tháng). Luật sư cho tôi hỏi các điều kiện để được quyền nuôi con là gì? Cảm ơn Luật sư.

Phần tư vấn của Luật sư:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, con bạn đã được 04 tuổi, vì thế Tòa án sẽ Quyết định giao con cho chồng bạn hoặc bạn nuôi dựa trên điều kiện hoàn cảnh của mỗi bên và đặc biệt đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

Để được quyền ưu tiên nuôi con, bạn cần phải chứng minh bạn có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất cho con bạn bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Về kinh tế:Thu nhập hàng tháng, công việc ổn định,…
  • Về chỗ ở:Nơi cư trú ổn định, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi cho con được đảm bảo.
  • Về nhân thân, tình cảm:Phải là người có đạo đức tốt, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái,…

Lưu ý: Mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng :

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đặc biệt Tòa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư. Nếu bạn còn vướng mắc thông tin hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác, kịp thời. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *