Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là những dấu hiệu dùng trong kinh doanh của cá nhân, tổ chức với mục đích giúp người tiêu dùng nhận biết và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình so với các đối thủ khác trên thị trường.

Thương hiệu cũng đóng vai trò là “tên tuổi”, sức hút và uy tín của người kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng. Mức độ nhận diện thương hiệu càng cao trong lòng người tiêu dùng thì càng làm tăng thêm sự nổi tiếng và tăng doanh số bán hàng/cung ứng dịch vụ, từ đó mang lại nguồn thu tài chính lớn cho chủ thương hiệu.

Các dấu hiệu làm nên một thương hiệu rất đa dạng, đó có thể là một cái tên (Calvin Klein, CÔNG TRÍ, Passio, LEGO, Netflix, …), khẩu hiệu (Vươn cao Việt Nam, Tình như Choco-pie, …) hoặc hình ảnh biểu trưng như logo (logo hình máy ảnh của Instagram, logo quả táo cắn dở của Apple, …),… được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm, hoặc in ấn trên bao bì, nhãn mác hoặc trên các phương tiện kinh doanh của chủ thương hiệu (website, biển hiệu, brochure, name card, …).

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp đơn đăng ký để được nhà nước công nhận và bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình và được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu. Về mặt pháp lý, thủ tục này có tên gọi là thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Các điều kiện này sẽ được kiểm tra bởi Cục Sở hữu trí tuệ một cách kỹ lưỡng, nếu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Văn bằng nhãn hiệu), chủ thương hiệu sẽ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu và được độc quyền sử dụng thương hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam với thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần với số lần không giới hạn.

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu?

  • Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

  • Bước 3: Công bố đơn: Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
  • Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, sau đó nộp hồ sơ đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Công ty Luật TNHH Viên Minh?

Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong nhiều năm hoạt động, Công ty Luật TNHH Viên Minh có chuyên môn về thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đúng quy định, đảm bảo không xảy ra sai sót.

Không chỉ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, Đội ngũ luật sư của chúng tôi còn được khách hàng đánh giá cao bởi sự tận tâm khi thực hiện công việc, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp khách hàng giải quyết triệt để các vấn đề pháp lý của mình. Ngoài ra, chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng cả trong và sau khi thực hiện dịch vụ pháp lý tại công ty chúng tôi.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *